Chỉ Số Đường Huyết Sau Ăn Là Bao Nhiêu? Như Nào Là Bình Thường
Chào mừng bạn đến với gian hàng Naro Pharma
Chỉ Số Đường Huyết Sau Ăn Là Bao Nhiêu? Như Nào Là Bình Thường

Chỉ Số Đường Huyết Sau Ăn Là Bao Nhiêu? Như Nào Là Bình Thường

[MỤC LỤC]

Chỉ số đường huyết (blood sugar)-Nồng độ glucose trong máu thường thay đổi liên tục trong ngày. Nhiều người thắc mắc Chỉ số đường huyết sau ăn là bao nhiêu? Chỉ số đường huyết như thế nào là bình thường? Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ hơn cho bạn về thắc mắc trên.

Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng trong máu để đánh giá bệnh đái tháo đường. Đường huyết thường sẽ được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hay millimoles trên liter (mmol/L). 

1. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết thường tăng lên đáng kể sau khi ăn. Hay chúng sẽ giảm nếu bạn tập thể dục hoặc vận động thường xuyên. Đường huyết có thể đo lường bằng nhiều cách. Chẳng hạn như Xét nghiệm glucose máu lúc đói (FTG) hay đo đường huyết sau ăn hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT) và HbA1c.
Vậy Mức đường huyết thế nào là bình thường? Điều này còn phụ thuộc vào từng phương pháp đo lường.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường

2. Chỉ số đường huyết lúc đói

Đường huyết lúc đói sẽ được đo lần đầu vào buổi sáng. Khi đó bạn chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói bình thường khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) .
Qua quá trình nghiên cứu,các chuyên giá nhận thấy. Những người có đường huyết lúc đói trong khoảng trên không phát triển bệnh đái tháo đường trong khoảng 10 năm tới hoặc lâu hơn.

>> Tham khảo: Dấu hiệu chắc chắn mang thai bé trai

 

3. Chỉ số đường huyết sau ăn

3.1. Chỉ số đường huyết sau ăn khi mới ăn xong

Chỉ số đường huyết sau ăn là giá trị thể hiện nồng độ glucose có trong máu sau khi ăn. Thường được đo sau 1h hoặc 2h. Chúng có thể thay đổi tại nhiều thời điểm trong ngày. Sau những bữa ăn thì lúc này cơ thể chúng ta đang nạp vào cơ thể một lượng thức ăn có chứa đường nên có thể chỉ khi đó sẽ tăng lên.

Với những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng chỉ số đường huyết sau khi ăn. Bởi thực phẩm này thường chứa loại glucose chuyển hóa nhanh làm khiến cho cơ thể hấp thu rất nhanh loại đường này. Do đó, sau khi ăn những loại thức ăn này thì đường huyết tăng rất nhanh và cũng giảm nhanh ngay sau đó. Mà điều này lại không tốt đối với sức khỏe của người bệnh. Nó có thể gây cho người bệnh nhiều bệnh lý tim mạch và thần kinh.

Ngược lại với những thức ăn có chỉ số đường huyết thấp. Tức là loại thực phẩm có chứa đường chuyển hóa chậm sẽ tốt hơn. Bởi khi này chỉ số đường huyết sau khi ăn sẽ tăng lên từ từ và cũng giảm xuống chậm hơn. Khi đó giúp duy trì cho con người một nguồn năng lượng ổn định. Không bị chịu ảnh hưởng của sự tăng hay hạ đường huyết quá đột ngột. Điều này có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể đặc biệt là não bộ.

Đối với người bị bệnh đái tháo đường nên chú ý ăn những thức ăn có đường chuyển hóa chậm. Hay hàm lượng đường cần ít vì sẽ giúp đường huyết dễ kiểm soát hơn đồng thời giúp việc chuyển hóa lipid diễn ra tốt hơn với những bệnh nhân đái tháo đường type 2.

>> Tham khảo: Hồng sâm cho người tiểu đường

Chỉ số đường huyết có thể khác nhau ở thời điểm đo

3.2. Chỉ số đường huyết sau ăn 2 tiếng

Xét nghiệm đường huyết sau ăn sẽ được chia làm các dạng như sau:
Đường huyết ngẫu nhiên: Mẫu máu này có thể được lấy vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Đường huyết lúc đói: Bệnh nhân sẽ được lấy máu khoảng ít nhất 8 đến 10 giờ sau bữa ăn.
Nghiệm pháp dung nạp glucose: Bệnh nhân sẽ được chỉ định uống 75g glucose. Sau đó lấy máu làm xét nghiệm đường huyết vào các mốc thời gian đường huyết sau ăn 1 giờ đến 2 giờ.
HbA1c: Đây là chỉ số để đo lượng đường huyết trung bình trong 3 tháng của bệnh nhân với độ chính xác rất cao.

Giá trị bình thường của Chỉ số đường huyết sau ăn khác nhau với từng đối tượng như sau:
Với người khỏe mạnh bình thường:
Đường huyết ngẫu nhiên hoặc sau ăn 2 giờ có giá trị < 140mg/dl hay 7.8 mmol/l.
Đường huyết lúc đói: < 100mg/dl hay < 5.6 mmol/l.
HbA1c: < 5.7%.

Chỉ số đường huyết thấp
Khi lượng đường trong máu đạt dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Đây được cho là tình trạng nguy hiểm. Khi đó cần phải được cấp cứu kịp thời. Nếu chỉ số đường huyết đạt dưới 5 – 10 mg/dL so với chỉ số đường huyết bình thường thì không quá nguy hiểm. Mặc dù nó có thể gây ra một số triệu chứng không thoải mái. Tuy nhiên, nếu chỉ số đường huyết này tiếp tục giảm xuống. Và bạn không tiêm insulin hay sử dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin thì sẽ rất nguy hiểm. Người bệnh lúc này có thể rơi vào trạng thái hôn mê hay tổn thương não.

Chỉ số đường huyết trong thai kỳ
Duy trì đường huyết bình thường trong thai kỳ sẽ giúp mẹ và bé luôn luôn khỏe mạnh
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ thường tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người. Do đó lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai sẽ thấp hơn so với những người không mang thai.

Chỉ số đường huyết trong thai kỳ


Dựa trên các nghiên cứu này, đường huyết bình thường trong thai kỳ sẽ nằm trong khoảng:
–    Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43)
–    Đường huyết 1 giờ sau khi ăn:  108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72)
–    Đường huyết 2 giờ sau ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57)
Phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường nên duy trì đường huyết ở mức:
–    Đường huyết lúc đói: 79 mg/dL (4.4 mmol /L)
–    Đường huyết 1 giờ sau khi ăn:  122 mg/dL (6.8 mmol/L)
–    Đường huyết 2 giờ sau ăn: 110 mg/dL (6,1 mmol/L)

4. Tại sao chỉ số đường huyết tăng cao lại có hại?

Tại mức bình thường, glucose tạo năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Ngược lại khi nồng độ này tăng lên, glucose không vào được tế bào. Khi đó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Lượng đường trong máu cao sẽ làm giảm khả năng tiết insulin tại các tế bào tuyến tụy.  Đường huyết cao cũng dẫn đến mạch máu bị xơ cứng. Hay còn gọi đây là tình trạng xơ vữa động mạch. Vì vậy, hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng bị tổn thương do chỉ đường huyết cao. Mạch máu có vấn đề dẫn đến một loại các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
–    Bệnh thận hoặc suy thận, khi đó cần lọc máu nhân tạo
–    Đột quỵ não (nhồi máu não)
–    Nhồi máu cơ tim
–    Suy giảm thị lực hoặc gây mù lòa
–    Suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng cao.
–    Rối loạn chức năng cương dương của phái mạnh.
–   Làm hỏng hệ dây thần kinh. Còn gọi đây là bệnh thần kinh đái tháo đường. Từ đó gây ngứa, đau hoặc giảm cảm giác ở bàn chân, cẳng chân và cả bàn tay
–    Làm chậm lành vết thương, gây tình trạng viêm loét và phải cắt cụt chân (đoạn chi)
Duy trì đường huyết ở mức an toàn bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, tích cực vận động và sử dụng thuốc nếu cần. Đây cũng là chìa khóa để phòng ngừa và giảm tác hại của bệnh đái tháo đường đối với cơ thể bạn.


5. Nên làm gì để duy trì chỉ số đường huyết bình thường?

Chỉ số đường huyết của cơ thể có ảnh hưởng rất lớn từ chế độ ăn uống. Do đó, hơn hết nên duy trì chế độ này lành mạnh, khoa học cùng lối sống khỏe mạnh. Đây là cách đơn giản nhất để ổn định mức đường huyết cũng như sức khỏe cơ thể.
Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp bạn duy trì chỉ số đường huyết bình thường. Cũng như ngăn ngừa nguy cơ hạ hoặc tăng đường huyết bất thường:

Cân đối bữa ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng
Muốn đạt được mục tiêu này, các bữa ăn trong ngày phải được xây dựng với các loại thực phẩm và hàm lượng phù hợp. Theo khuyến nghị, lượng dinh dưỡng sẽ khoảng 50 - 60% Glucid, 20 - 30% Lipit và 15 - 20% Protid. Còn về tổng lượng calo nạp vào, cần dựa trên mức độ tiêu hao năng lượng trong hoạt động hằng ngày của bạn.

Dinh dưỡng nạp vào cơ thể phải được chia thành 3 bữa. Lưu ý không được bỏ qua bữa sáng bởi nó giúp ổn định đường huyết tốt nhất trong suốt một ngày dài.

Cải thiện bữa ăn với thực phẩm có màu đỏ tươi và xanh
Với những loại thực phẩm chứa chất anthocyanins giúp kiểm soát đường huyết rất tốt. Chẳng hạn một số loại quả mọng, dâu, nho,…Hãy kết hợp chúng một cách lành mạnh protein, chất béo và tinh bột trong bữa ăn. Cùng với đó là các loại trái cây, hạt dinh dưỡng để duy trì chỉ số đường huyết.

Chỉ số đường huyết sau ăn

Cải thiện bữa ăn với·thực phẩm chứa chất anthocyanins

Tập thể dục
Thói quen tập thể dục cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đặc biệt tốt khi cơ thể bạn đổ mồ hôi tối thiểu 30 phút và duy trì 5 buổi/tuần. Do đó đừng quên kiểm tra chỉ số đường huyết cũng như một số chỉ số sức khỏe khác của cơ thể trước khi tập.

Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên
Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà đơn giản với các thiết bị điện. Từ đó sẽ giúp bạn cân bằng, duy trì đường huyết ổn định hơn.

Như vậy, qua bài viết chắc bạn đã có câu trả lời về Chỉ số đường huyết sau ăn. Bên cạnh đó, Chỉ số đường huyết duy trì ổn định là rất quan trọng để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh đái tháo đường. Sức khỏe là báu vật quý giá của mỗi người, hãy trân trọng nhé!

Bình luận của bạn
thanh toán

Miễn phí vận chuyển

Dành cho đơn hàng dưới 5km
thanh toán

Hỗ trợ 24/7

Hotline: 083 60 34567
thanh toán

Đảm bảo chất lượng

Sản phẩm đảm bảo chất lượng